Sở hữu chung trong cộng đồng?

Thứ ba - 12/11/2019 10:58
Tình huống pháp lý về sở hữu chung trong cộng đồng.
Câu hỏi:
Làng X thuộc xã Y có một ngôi đền cổ thờ thành hoàng làng. Ngôi đền được trùng tu, tôn tạo theo hàng năm nhưng vẫn bị xuống cấp, đòi hỏi phải có kinh phí cơ bản để bảo trì tổng thể kiến trúc của ngôi đền. Phía trước ngôi đền có một cây gỗ sưa cổ thụ lâu đời rất có giá trị. Đã có nhiều tay buôn gỗ quý đến đề nghị với các vị cao tuổi trong làng (thuộc ban quản lý đền) mua cây gỗ trên với giá 2 tỷ đồng. Các cụ trong làng đã cho họp toàn thể dân làng xin ý kiến về việc bán cây gỗ sưa để lấy tiền đại trùng tu ngôi đền. Phần lớn các ý kiến đều nhất trí vì cho đây là một cơ hội hiếm có để có 1 số tiền lớn như vậy, cây gỗ này cũng trồng đã lâu tán lá che mất ánh sáng trong đền, có thể trồng cây khác để thay thế…Nhưng vẫn có một số ít ý kiến phản đối vì lý do tâm linh không nên tự ý chặt cây lâu năm trong đền…Mâu thuẫn phát sinh. Hỏi: Ban quản lý đền có quyền bán cây gỗ trước cửa đền không khi có sự không đồng ý của các thành viên trong làng. Hãy giải quyết mâu thuẫn trên.
Trả lời:
Ngôi đền và cây gỗ sưa thuộc sở hữu chung của cộng đồng dân cư theo quy định tại Điều 211 BLDS năm 2015. Do đó, việc định đoạt tài sản chung cộng đồng phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên của cộng đồng. Đây là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, được hình thành qua thời gian lâu dài từ sự đóng góp của nhiều người, do tập quán hay lịch sử tạo nên. Các vị bô lão trong làng chỉ là đại diện cho sở hữu chung cộng đồng chứ không có quyền tự quyết định. Việc bán cây gỗ sưa tuy rằng vì mục đích chung để tôn tạo kiến trúc của ngôi đền nhưng chỉ cần sự phản đối của số ít các thành viên trong cộng đồng thì cũng không được.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tư vấn & nhận hồ sơ tại nhà
dien thoai tu van
Giải quyết tranh chấp
Thủ tục - Biểu mẫu
quy hoach
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây