Tăng mức xử phạt khi trốn cấp dưỡng cho con?

Thứ năm - 20/01/2022 14:57
Câu hỏi: Sau khi hai vợ chồng tôi ly hôn, trong bản án toà tuyên buộc chồng tôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng một khoản tiền để nuôi con (3 tuổi). Tuy nhiên, đến khi thi hành bản án thì anh lại trốn tránh, từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng. Vậy hiện nay có chế tài nào để xử lý hành vi này không?

Trả lời:

Điều 57, Nghị định 144/2021 đã quy định rõ người nào từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu…Hoặc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn thì sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.

Ngoài bị phạt tiền người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng.

Như vậy Nghị định 144/2021 đã tăng mức phạt lên rất cao so với quy định cũ (chỉ phạt tiền từ 100-300 ngàn đồng).

Nghiêm trọng hơn nếu việc từ chối hoặc trốn tránh cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính thì người từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị xử lý hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 186 bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Khung hình phạt của tội này là bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy, đối với hành vi từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng hiện nay pháp luật đã có chế tài cả về hành chính lẫn hình sự.

Trường hợp của bạn, nếu đã làm đủ mọi cách mà người cha của đứa trẻ vẫn không cấp dưỡng cho con thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu cấp đến cơ quan thi hành án huyện/quận để yêu cầu người đó phải thực hiện cấp dưỡng như bản án của tòa đã nêu.

Nguồn: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tư vấn & nhận hồ sơ tại nhà
dien thoai tu van
Giải quyết tranh chấp
Thủ tục - Biểu mẫu
quy hoach
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây